Lịch sử Nhật Bản

Table of Contents

Đây là bài viết về việc Lịch sử Nhật Bản. Thông tin du lịch về Nhật Bản xin đọc tại đây:
Nhật Bản

Mặc dù không được ban tặng những ưu đãi về địa lý, vị trí trên các đảo ở rìa ngoài cùng châu Á của Nhật Bản có một ảnh hưởng sâu rộng lên lịch sử của đất nước này. Vừa đủ gần với lục địa châu Á, nhưng cũng đủ xa để giữ cho Nhật Bản trở nên tách biệt, phần lớn lịch sử của Nhật Bản chứng kiến những giai đoạn mở cửa và đóng cửa thay phiên nhau. Cho đến gần đây, Nhật Bản mới có thể nối lại hoặc cắt đứt mối quan hệ của nó với các nước khác trên thế giới, chấp nhận những ảnh hưởng văn hóa từ nước ngoài một cách đứt quãng. Điều này có thể so sánh với mối quan hệ giữa nước Anh và các nước châu Âu khác, nhưng ở mức độ rộng hơn.

Lịch sử Nhật Bản được ghi chép lại bắt đầu từ thế kỷ thứ 5, nhưng những chứng cứ khảo cổ học về việc định cư có từ 50.000 năm trước và Hoàng đế Jimmu huyền thoại được cho là đã tạo dựng nên dòng dõi hoàng tộc trong thế kỷ thứ 7 trước công nguyên. Tuy nhiên, những chứng cứ khảo cổ học chỉ có thể lần tìm ra dấu vết của dòng dõi Hoàng tộc trong thời Kofun từ thế kỉ thứ 3 đến thế kỉ thứ 7 sau công nguyên, và đây cũng là lần đầu tiên Nhật Bản có những liên hệ quan trọng với Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhật Bản sau đó đã dần trở thành nhà nước tập quyền trong thời kì Asuka, thời kì Nhật Bản hấp thu rất nhiều nét của văn hóa Trung Quốc và chứng kiến sự khởi đầu của Đạo Phật Mahayana và Đạo Khổng Tử. Trò chơi cờ vây nổi tiếng Go cũng được cho là được đưa vào Nhật Bản trong thời kỳ này.

Nhà nước Nhật Bản hùng mạnh đầu tiên đặt kinh đô ở Nara, và kinh đô Nara được xây dựng theo mô hình kinh đô lúc đó của Trung Quốc là Tràng An. Thời kì này, được gọi là Thời kì Nara, là giai đoạn cuối cùng Hoàng đế thực sự nắm trong tay quyền lực chính trị. Sau đó cuối cùng vào Thời kì Heian, quyền lực rơi vào tay của những quý tộc quan lại và kinh đô được chuyển về Kyoto, gọi là Heian-Kyo, tiếp tục là nơi ở của hoàng tộc cho đến thế kỷ thứ 19. Ảnh hưởng của Trung Quốc cũng phát triển đến đỉnh cao trong khoảng đầu thời kì Heian, chứng kiến việc đạo Phật trở thành một tôn giáo phổ biến trong dân chúng. Theo sau thời kì này là Thời kì Kamakura, khi các samurai đấu tranh để giành lấy quyền lực chính trị. Minamoto no Yoritomo, người có quyền lực cao nhất trong số họ được Hoàng đế phong tước shogun và cai trị từ hành dinh của mình tại Kamakura. Thời kì Muromachi sau đó chứng kiến Mạc phủ Ashikaga lên nắm quyền lực, cai trị từ dinh thự của họ ở Ashikaga. Sau đó Nhật Bản xuống dốc và rơi vào Thời kì Chiến Quốc hỗn loạn trong thế kỷ thứ 15. Tokugawa Leyasu cuối cùng đã thống nhất lại đất nước vào năm 1600 và thiết lập Mạc phủ Tokugawa, nhà nước phong kiến thống trị từ thời Edo (Tokyo ngày nay). Một hệ thống đẳng cấp nghiêm ngặt được áp dụng, với Shogun và những chiến binh samurai là tầng lớp cao nhất và không cho phép chuyển đổi giai cấp.

Trong thời kì này, được gọi là thời kì Edo, sự cai quản của Tokugawa giúp đất nước giữ được ổn định nhưng lại trì trệ với chính sách cô lập gần như là hoàn toàn (ngoại trừ một số buôn bán với người Trung Quốc và Hà Lan tại một số thành phố nhất định) trong khi thế giới bên ngoài đang không ngừng phát triển. Năm 1854, những con tàu Black Ship của thuyền trưởng người Mỹ Matthew Perry cập bến ở Yokohama, buộc Nhật phải mở cửa thông thương với phương Tây. Kết quả là các hiệp ước bất bình đẳng được kí kết và mạc phủ bị sụp đổ vào Thời kì khôi phục Minh Trị năm 1867. Trong thời kì này thủ đô được chuyển từ Kyoto đến Edo, và giờ được đổi tên là Tokyo. Sau khi quan sát quá trình thuộc địa hóa của phương Tây ở Đông Nam Á cũng như sự chia rẽ và suy yếu của Trung Quốc - đất nước mà Nhật Bản coi là siêu cường lớn nhất thế giới, Nhật Bản đã thề sẽ không để cho phương Tây xâm chiếm và thúc đẩy đất nước tiến về hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa với tốc độ điên cuồng. Áp dụng các kỹ thuật và văn minh buôn bán phương Tây, các thành phố của Nhật nhanh chóng xuất hiện đường tàu lửa, những tòa nhà và nhà máy xây bằng gạch, và ngay cả trận Động Đất kinh hoàng Great Kanto năm 1923, trận động đất đã san bằng một phần rộng lớn của Tokyo và làm chết hơn 100.000 người, cũng chỉ là trở ngại nhỏ trên bước tiến đó mà thôi.

Ngay từ ban đầu, nước Nhật nghèo tài nguyên đã thấy ở đâu đó nguồn lợi mà nó cần, và vì thế nhanh chóng bắt đầu quá trình mở rộng và xâm chiếm thuộc địa các vùng xung quanh. Chiến tranh Trung-Nhật năm 1894-1895 giúp Nhật Bản giành quyền kiểm soát Đài Loan, Hàn Quốc và một số vùng của sa mạc Mãn Châu. Chiến thắng của Nhật đối với Nga trong chiến tranh Nga – Nhật năm 1904-1905 củng cố thêm vị thế sức mạnh của Nhật. Với một chính phủ ngày càng chuyên chế được kiểm soát bởi quân đội, năm 1931 Nhật Bản đã tiến hành một cuộc xâm lược toàn bộ đất nước Trung Quốc thông qua vùng Mãn Châu và cho đến năm 1941 đã mở rộng đế chế trên nhiều vùng đất châu Á và Thái Bình Dương. Năm 1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, tiêu diệt một số lượng lớn hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ nhưng lại lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến và ngay sau đó Mỹ đã bắt đầu phản công lại Nhật Bản. Cho đến khi Nhật bị buộc phải đầu hàng năm 1945 sau vụ tấn công hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki, 1,86 triệu người dân và quân lính Nhật Bản đã chết, khoảng hơn 10 triệu người dân Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác thiệt mạng, hầu hết là do những hành động tàn bạo của quân đội Nhật, và lần đầu tiên trong lịch sử, Nhật Bản bị chiếm đóng. Hoàng đế vẫn giữ ngai vàng nhưng bị chuyển thành chế độ quân chủ lập hiến. Chuyển sang chế độ dân chủ và hòa bình đồng thời được bảo hộ quốc phòng từ phía Mỹ, lúc này Nhật Bản hướng những năng lực phi thường của mình vào công nghệ kĩ thuật thời bình và thoát khỏi nghèo khó để chinh phục các thị trường trên thế giới bằng một loạt bất tận xe ô tô và đồ điện dân dụng, đạt được tổng sản phẩm quốc nội lớn thứ hai trên thế giới.
Nhưng sự phát triển điên cuồng ấy không thể kéo dài mãi, và sau khi chỉ số chứng khoán Nikkei đạt mức cao chóng mặt 39.000 vào năm 1989, bong bóng mới thực sự vỡ tung, gây ra một thập kỷ mất mát (The Lost Decade) của Nhật Bản vào những năm 1990. Thời kì này chứng kiến những bong bóng bất động sản sụp đổ, thị trường chứng khoán giảm một nửa và, như thúc thêm vào nỗi đau, trận Động đất lớn Great Hanshin năm 1995 đã san bằng Kobe và làm chết hơn 6.000 người. Kinh tế Nhật còn rất nhiều việc phải làm để có thể phục hồi hoàn toàn sau tình trạng đình trệ, đó là việc giảm phát kéo giá tiêu dùng xuống thấp, gánh nặng nợ chính phủ ngày càng tăng (gần 200% GDP) và sự phân cấp ngày càng lớn trong xã hội Nhật Bản thành những người có nghề nghiệp ổn định và những lao động tự do đổi việc liên tục. Tuy nhiên, người Nhật vẫn tiếp tục giữ vị trí có mức sống cao nhất trên thế giới.